Tiêu chuẩn ren vuông tại Bulong Ốc Vít Cường Thịnh

1. CÔNG DỤNG, HÌNH DÁNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA REN VUÔNG

Ren vuông dùng để truyền chuyển động giữa các bộ phận, các chi tiết với nhau. Ren vuông là ren không tiêu chuẩn, hiện nay ít dùng. Mối ghép ren vuông có hình dáng và kích thước như hình 1. Kích thước của ren vuông ngoài hình 2

D1=D; H3=(P+Z)/2; L1=L2=0,5P; D3=D – 2H3= D – (P + Z)

Tiêu chuẩn ren vuông
Hình 1: Hình dáng và kích thước của mối ghép ren vuông
Kích thước của ren vuông ngoài
Hình 2: Kích thước của ren vuông ngoài

Bảng 1. Kích thước của khe hở Z và cung lượn R

Bước ren P (mm) Khe hở Z (mm) Bán kính R (mm) 
2 ¸40,250,25
5 ¸120,50,25

2. CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI REN VUÔNG

Ren sau khi tiện xong phải đảm bảo: – Sườn ren vuông góc với đường tâm – Đáy ren song song với đường tâm – Ren không bị đổ, không bị phá hủy – Ren không bị côn theo chiều dài – Các kích thước phải chính xác và lắp sít ghép êm. – Độ nhám bề mặt

3. PHƯƠNG PHÁP TIỆN REN VUÔNG NGOÀI – Tiêu chuẩn ren vuông

Khi tiện ren vuông ngoài thường dùng dao cắt thanh bằng thép gió (hình 3) Bề rộng lưỡi cắt chính của dao tiện thô B nhỏ hơn bề rộng rãnh ren từ 0,3 ¸0,6 mm. Khi tiện tinh ren ngoài có thể mài bề rộng lưỡi cắt chính lớn hơn bề rộng rãnh ren khoảng 0,01¸0,04 mm tính cho sự biến dạng đàn hồi của kim loại. Nếu cắt ren có bước ren nhỏ hơn 4 mm dùng một dao tiện thì biên dạng cần mài đúng với đúng biên dạng của ren cần cắt. Góc thoát của dao tiện thô g=50 , khi tiện tinh g=00, góc sát chính a=10 ¸120, hai góc sát phụ a1= 20¸30, hai góc nghiêng phụ j1

Hình dáng đầu dao tiện ren vuông
Hình 3: Hình dáng đầu dao tiện ren vuông

Để tránh mặt sát phụ của dao cọ xát vào sườn ren (phía hướng xoắn của ren) Góc sát phụ phía hướng xoắn phải mài a1 phía hướng xoắn = a+m. (Hình 4)

Hình 4
Hình 5
Hình 6: Vị trí đầu dao trong rãnh renu dao tiên ren vuông

a- Dao gá lưỡi cắt chính song song với đường tâm chi tiết.

b- Mặt thoát được mài vát nhằm tăng góc thoát phía sườn phải.

c- Dao được gá xoay nhàm đạt góc thoát hai phía giống nhau

Góc nâng của ren:

Trong đó:

P- Bước ren

dtb- Đường kính trung bình của ren

dd – Đường kính đỉnh ren

dc – Đường chân ren

Như vậy góc thoát g phía sườn trái có giá trị dương (g+), góc thoát phía lưỡi cắt bên phải có giá trị âm (g-) nên khó thoát phoi hình 4. Để phoi dể thoát hơn người ta mài vát trên phía phải mặt thoát để tăng góc thoát như hình 5, hoặc có thể gá xoay dao như hình 6 để cân đều góc thoát cả hai phía sườn ren.

Tiêu chuẩn ren vuông
Hình 7. Sơ đồ tiện ren vuông
a- Bằng một dao. b- Bằng hai dao, c- Bằng ba dao

Khi cắt ren có bước ren nhỏ hơn 4 mm thì dùng một dao, lấy chiều sâu cắt theo hướng kính hình 7a hoặc tiến theo hướng kính sau đó tiện đúng bằng cách mở mạch sang trái và sang phải như hình 7b. Khi cắt ren có bước ren lớn hơn 4 mm hoặc khi ren đòi hỏi có độ chính xác cao cần sử dụng hai dao trở lên để tiện thô và tiện tinh. Sơ bộ phải cắt bằng 1dao tiện thô ren vuông và định dạng lại ren bằng hai dao tiện tinh – phải và trái hình 7c.

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0917 615 899 (Mr.Minh)