Bulong neo là gì? Các tìm kiếm liên quan đến bulong neo như thế nào đây là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Để giải đáp những thắc mắt này cũng như về công dụng của bulong neo hãy cùng với Cường Thịnh chúng tôi tìm hiểu sản phẩm cơ khí này nhé.

Bulong neo là gì?

Bulong neo là loại bulong dùng để cố định các kết cấu, đặc biệt là kết cấu thép. bulong neo được sử dụng nhiều trong thi công hệ thống điện, trạm biến áp các hệ thống nhà xưởng, nhà máy hoặc nhà thép kết cấu.

Bulong neo là gì
Bulong Neo J

Nguyên liệu để sản xuất

Bulong neo được Cường Thịnh sản xuất từ chất liệu thép SS400, CT3, C45, 40Cr, SUS 201, 304, 316… Và được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế DIN, ISO, JIS, ISO và TCVN nên có thể lắp được tán vào trong quá trình sử dụng. Hiện nay các tìm kiếm liên quan đến bu lông neo của Cường Thịnh có thể sử dụng được kèm với tán DIN 934, ASTM A563M.

Các size thông dụng và cơ tính

Đường kính của các tìm kím liên quan đến bu lông neo thường có các size thông dụng từ M10 đến M42, chiều dài của Bu lông neo và chiều dài chạy ren có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng của từng khách hàng.

Cơ tính của các loại Bulong neo bao gồm những cấp bền 4.6, 5.6, 6.6 và 10.9, 12.9 đây là những cấp bền vẫn đạt tiêu chuẩn sau khi được mạ kẽm nhúng nóng.

Các bề mặt bulong neo

  • Mạ kẽm điện phân.
  • Inox.
  • Mạ kẽm nhúng nóng.
  • Hàng đen.
  • Mạ Dacromet

Ban đầu Bulong neo của chúng tôi sẽ có mặc định là đen và có thể xi hoặc nhúng nóng theo yêu cầu của khách hàng.

Thi công Bulong Neo
Bulong Neo được sử dụng tại công trường xây dựng

Các loại Bulong Neo

Bulong neo hiện nay được xem là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng dùng để cố định các kết cấu thép. Tại Cường Thịnh chúng tôi có rất nhiều loại Bulong neo phổ biến như: Bulong neo I, L, J, U,…Ngoài ra Cường Thịnh còn có thể gia công bẻ theo bản vẽ theo yêu cầu và mục đích sử dụng trong những công trình. Là một sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên tất cả các loại dự án hiện nay, được sử dụng nhiều trong thi công các hệ thống điện, trạm biến áp, nhà xưởng, nhà máy sản xuất điện hạt nhân…

1. Bulong Neo J, L

Hay còn gọi là bulong móng có hình dạng được bẻ cong giống chữ J, L, phần đầu được bẻ cong giúp móc và cố định các công trình được chắc chắn, phần còn lại được tiện ren để sử dụng chung với tán. Là loại được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng, lắp đặt nhà kèo phổ biến nhất hiện nay trong các nhà xưởng nhà thép…

Bulong Neo J
Bulong Neo J
Bulong Neo L
Bulong Neo L

2. Bulong Neo U

Bulong U của Cường Thịnh có hình dạng được bẻ cong giống chữ U, hai đầu được tiện ren và được bẻ cong ở phần giữa giúp móc và cố định các công trình một cách chắc chắn. Cùm U sẽ có bề mặt là thép hoặc xi mạ kẽm tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của từng công trình. Bulong U loại này được sử dụng phổ biến hiện nay trong những ngành công nghiệp xây dựng, lắp đặt nhà kèo…

Bulong Neo U
Bulong Neo U

3. Bulong Neo I

Hay còn được gọi là bulong neo thẳng là loại bulong gồm một đầu chạy ren và đầu còn lại để thẳng. Đầu thẳng này được chôn vào khối bê tông nhằm định vị giữ cho liên kết chắc chắn, không bị trượt hoặc bung ra. Được ứng dụng rộng rãi trong thi công nhà công nghiệp, hệ thống điện, trạm biến áp, nhà xưởng, sử dụng trong thi công hệ thống cột đèn chiếu sáng, cột điện, sử dụng để giữ chân hoặc đế máy, định vị cầu trục cảng biển, chân cầu hoặc trong nhà máy…

Bulong Neo I
Bulong Neo I

4. Bu lông neo cường độ cao

Là loại bulong có cấp bền đạt từ 8.8 trở lên, là loại phải làm việc trong môi trường chịu lực cao chính vì thế người ta phải chế tạo ra các loại đạt cường độ cao hay đạt được những cấp bền từ 8.8 trở lên để thỏa mãn các điều kiện làm việc.

Vậy lựa chọn vật liệu làm sao cho phù hợp với từng công trình đang thực hiện? có những loại nguyên vật liệu nào thỏa mãn các cấp bền vừa nêu trên? Hãy cùng Bulong Cường Thịnh tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Các vật liệu chế tạo bulong neo móng cường độ cao

Những vật liệu gần đạt cấp bền 8.8

Phải theo tiêu chuẩn GOST- 4543 có các mác thép 15X theo tiêu chuẩn Hàn Quốc JIS G4051-1979  và các mác thép S45C, 15CrA.Với những loại vật liệu này sẽ có các giới hạn chảy và giới hạn bền của vật liệu chỉ đạt khoảng 490/690 MPa chính vì vậy sau khi gia công đạt kích thước hình học của chi tiết người ta phải tiến hành các biết xử lý nhiệt như tôi, ram để đạt đủ tiêu chuẩn của cấp bền 8.8  và giới hạn chảy và giới hạn bền >=680/800 MPa.

Những vật liệu đã đạt cấp bền 8.8

Các vật liệu phải đạt theo tiêu chuẩn GOST-4543 có những mác thép: 30X đến 40X và theo tiêu chuẩn GB-3077-88 có các mác thép như: 30, 35Cr….theo tiêu chuẩn Hàn Quốc JIS G4102-79 có những mác thép: SCr420 từ Scr430….Với vật liệu này sau khi gia công đạt kích thước hình học nên sẽ không cần xử lý nhiệt nữa vì bản thân vật liệu đã đạt được cấp bền 8.8.

Bề mặt bu lông neo cường độ cao

  • Mạ kẽm điện phân.
  • Mạ kẽm nhúng nóng.
  • Inox.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *